Có thể nói, nhà vệ sinh chính là nơi ẩm ướt nhất trong ngôi nhà. Vì vậy, nơi đây cũng chính là nơi hay bị thấm nhất. Trước đây có vẻ vấn đề này không được quan tâm đúng mức. Một phần do chi phí thi công chống thấm đúng quy chuẩn khá cao nên đa phần các ngôi nhà khi xây mới thường chống thấm một cách sơ sài bằng vữa xi măng. Giải pháp này tưởng như là tốt nhưng thực tế lại không phải vậy. Rất nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng đã bị thấm.
Nhà vệ sinh là nơi rất dễ bị thấm
Nước thấm từ tầng trên xuống trần nhà vệ sinh tầng dưới gây phồng rộp sơn, lở vữa trát. Có công trình nặng hơn thì nước thấm vào dầm bê tông gây gỉ cốt thép, thép trương nở ra gây nứt bê tông đe dọa đến an toàn của cả công trình. Hoặc nước thấm vào hộp kỹ thuật, tủ điện nằm kế bên gây gỉ sét đường ống, chập cháy, rò điện rất nguy hiểm. Khi đã bị thấm thì chi phí sửa chữa thường cao gấp 5 đến 10 lần chi phí chống thấm ngay từ ban đầu do phải đục bỏ tường, dóc vữa trần tầng dưới, đục bỏ, bóc sàn, tường nhà vệ sinh để xử lý chống thấm. Việc sửa chữa cũng rất phức tạp do nhà vệ sinh có nhiều hệ thống đường ống, dây điện chính của ngôi nhà cũng thường lắp đặt trong hộp kỹ thuật sát nhà vệ sinh. Vì vậy, Thợ xây nhà đẹp khuyên bạn nên thi công chống thấm nhà vệ sinh ngay từ khi xây dựng để tránh tốn kém thêm thời gian, công sức, chi phí sau này.
Thi công chống thấm nhà tắm cần làm rất cầu kỳ, cẩn thận
Nhưng thi công chống thấm cũng phải đúng cách. Có nhiều gia chủ tìm đến, họ tả nỗi khổ của mình khiến chúng tôi cũng phải ngao ngán. Có những chủ nhà rất cẩn thận. Ngay từ đầu đã thuê công ty chống thấm làm đàng hoàng. Nhưng làm xong sử dụng một thời gian thì thấm. Thuê công ty khác bóc ra làm lại, 1 năm sau lại thấm. Thấm đi thấm lại nên có người chỉ mới về nhà mới 5 năm nhưng có đến 3 lần “khánh thành” nhà vệ sinh.
Nước thấm từ nhà vệ sinh tầng trên xuống trần tầng dưới
Nguyên nhân thấm đi thấm lại, thấm tái thấm hồi như vậy là do công trình chống thấm nhà vệ sinh được thi công bằng các biện pháp cẩu thả, thiếu bền vững như: Dán màng tự dính; dán màng khò nóng; quét sơn chống thấm CT11A; quét sika latex xi măng; quét nhựa đường sikamembrane, Flinkote; láng, trát vữa trộn phụ gia kém chất lượng. Những cách làm này có giá thành rẻ nhưng khả năng chống thấm thì chỉ trong ngắn hạn. Khi vật liệu nền là bê tông, vữa co ngót hoặc giãn nở, các vật liệu màng trên nhanh chóng bị “rách” gây thấm. Chưa kể đến nếu thợ thi công chống thấm không có tay nghề tốt thì vật liệu chống thấm có cao cấp cũng không đảm bảo được hiệu quả.
Việc chống thấm nhà vệ sinh muốn đạt hiệu quả cao cần có hai yếu tố chính:
Yếu tố đầu tiên là tay nghề: Như đã nói ở trên, tay nghề tốt mới sử dụng được vật liệu tốt. Làm cẩn thận thì lâu nhưng cầm tiền của người ta thấy yên tâm.
Yếu tố thứ hai là quy trình vật liệu: Các hạng mục chống thấm khác nhau yêu cầu các loại vật liệu khác nhau (ví dụ như chân tường cần vật liệu khác, sàn cần vật liệu khác, trần cần vật liệu khác). Đặc biệt khi sửa chữa công trình đã bị thấm thì vật liệu, tỷ lệ phụ gia là tối quan trọng.
Các phương pháp chống thấm:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm nhà vệ sinh như: dùng màng khò nóng bitum, dùng màng tự dính, dùng sơn chống thấm CT 11A, dùng Sika Latex trộn với xi măng để láng chống thấm, dùng hóa chất chống thấm hai thành phần Sikatop Seal 107 … Do ở Việt Nam các công ty giới thiệu quá nhiều phương pháp chống thấm. Công ty nào cũng nói đó là phương pháp ưu việt nên khách hàng bị nhiễu thông tin. Không biết nên tin ông nào, không biết nên chọn phương pháp nào cho tốt. Thú thật, chúng tôi cũng rất đau đầu vì đã gặp nhiều công trình, khách hàng cho xem quá nhiều các phương pháp, quy trình thi công và hàng tá những loại báo giá khác nhau với vô vàn loại vật liệu mà các công ty chống thấm giới thiệu, chào thầu. Nhưng có lẽ để biết phương pháp nào tốt có lẽ quý vị không nên nghe các công ty quảng cáo, hãy tìm kiếm bằng tiếng Anh xem phương pháp, vật liệu nào chống thấm hiệu quả nhất, quý vị sẽ có câu trả lời.
Hiểu được nỗi băn khoăn của khách hàng, Thợ xây nhà đẹp đã tìm hiểu rất nhiều công nghệ thi công trên thế giới và triển khai thử nghiệm, loại bỏ các phương pháp kém chất lượng. Sau nhiều năm đã chọn ra được phương pháp chống thấm phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, đặc biệt là phương pháp đó an toàn nhưng độ bền chống thấm lâu dài. Đó là công nghệ chống thấm hãng Tech Dry có nguồn gốc từ Australia, được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và châu Âu, nơi rất nhiều ngôi nhà làm bằng gỗ, rất nhạy cảm với ẩm nhưng sau khi xử lý thì hoàn toàn không bị thấm.
Các đặc điểm và yếu tố cơ bản dẫn tới thấm nhà vệ sinh:
– Sàn vệ sinh với đặc điểm thường xuyên có nước, đặc biệt nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh.
– Kết cấu bị lún, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém gây nứt bê tông sàn.
– 4 vị trí gây thấm nhà vệ sinh cần quan tâm đó là: Hộp kỹ thuật, các cổ ống đi xuyên sàn, chân tường chỗ tiếp giáp giữa sàn và tường, sàn bê tông nhà vệ sinh.
Đến đây chắc quý vị cũng hiểu được tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh. Bài viết có lẽ đã khá dài. Chúng tôi xin chuyển phần phương pháp thi công sang bài Thi công chống thấm nhà vệ sinh. Quý vị có nhu cầu chống thấm cho công trình của mình xin Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình, chu đáo.