Nội dung bài viết
Nhà 3 tầng đang là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay cho dù là nhà phố hay biệt thự, thành thị hay nông thôn. Do nhà 3 tầng có chiều cao hợp lý, không quá mỏi chân khi leo lên tầng 3, lại không cần diện tích đất quá lớn để xây dựng một ngôi nhà có đầy đủ chức năng cho gia đình có 2 – 3 thế hệ cùng sinh sống. Vậy xây nhà 3 tầng có đắt không? Giá thành xây dựng một ngôi nhà 3 tầng 50m2, 60m2, 70m2 hết bao nhiêu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Đơn giá xây dựng tính trên mỗi mét vuông
Hiện nay ở các vùng nông thôn, khi xây nhà chúng ta thường thuê đội thợ xây dựng và tự gọi các loại nguyên vật liệu theo ý muốn, thậm chí không có bản vẽ thiết kế mà chỉ phác thảo sơ qua rồi vừa làm vừa sửa. Các thành phố thì ngược lại, do đặc điểm cuộc sống đô thị khá bận rộn nên gia chủ không có nhiều thời gian để tự đứng ra điều phối, cùng với đó là nhiều quy định, thủ tục liên quan đến cấp phép, vệ sinh môi trường, an toàn lao động nên việc xây dựng nhà ở thường được các đơn vị cung cấp trọn gói, bạn có thể chọn xây nhà trọn gói phần thô và tự mua các vật tư hoàn thiện hoặc xây nhà trọn gói – chìa khóa trao tay. Do việc gia chủ tự lựa chọn các vật tư sẽ khiến chi phí thay đổi rất nhiều tùy theo ý thích và khả năng tài chính của mỗi người nên để có được cái nhìn chung nhất, chúng tôi sẽ sử dụng đơn giá xây nhà trọn gói – chìa khóa trao tay làm cơ sở cho việc tính giá thành xây dựng nhà 3 tầng 50m2, 60m2, 70m2. Tại Thợ xây nhà đẹp, hiện chúng tôi đang cung cấp các gói xây nhà trọn gói – chìa khóa trao tay như sau:
Khi chọn các xây nhà theo hình thức trọn gói – chìa khóa trao tay, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ các công việc từ lên ý tưởng, thiết kế, xin cấp phép và xây dựng hoàn thiện căn nhà. Đơn giá trên đã bao gồm cả vật tư và nhân công, khách hàng không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.
2. Tính diện tích xây dựng
Khi đã có đơn giá xây dựng, chúng ta cần tính diện tích xây dựng của căn nhà 3 tầng mới dự kiến là bao nhiêu theo công thức:
Diện tích xây dựng = Diện tích mặt sàn + Diện tích khác
Trong đó:
- Diện tích mặt sàn có thể hiểu là tất cả các phần diện tích có mái che và ban công
- Diện tích khác bao gồm các phần như móng, mái, tầng hầm, sân…được tính theo các hệ số quy đổi cho từng hạng mục. Hệ số của từng hạng mục cũng thay đổi tùy theo mức độ phức tạp của công việc.
* Cách tính các phần diện tích khác trong nhà:
STT | Hạng mục | Phân loại | Hệ số | Ghi chú |
1 | Móng | Móng đơn | 20% – 30% | Diện tích tầng trệt |
2 | Móng băng | 50% – 70% | Diện tích tầng trệt | |
3 | Móng bè | 100% | Diện tích tầng trệt | |
4 | Móng cọc | 40% – 60% | Diện tích tầng trệt | |
5 | Tầng hầm | Dưới 1,5m | 150% | Diện tích tầng trệt |
6 | Từ 1,5m – 1,8m | 170% | Diện tích tầng trệt | |
7 | Trên 1,8m | 200% | Diện tích tầng trệt | |
8 | Sân | Sân không đổ dầm, cột | 50% | Diện tích sân |
9 | Sân có đổ dầm, cột | 70% | Diện tích sân | |
10 | Mái | Mái tôn | 30% | Diện tích mái |
11 | Mái bê tông cốt thép | 50% | Diện tích mái | |
12 | Mái ngói vì kèo sắt | 70% | Diện tích mái | |
13 | Mái bê tông cốt thép dán ngói | 100% | Diện tích mái | |
14 | Ô thoáng | Dưới 8m2 | 100% | Diện tích ô thoáng |
15 | Từ 8m2 trở lên | 50% | Diện tích ô thoáng |
Ví dụ: Chúng ta cùng quan sát hình vẽ sau đây để dễ hình dung về cách tính diện tích xây dựng của căn nhà. Căn nhà trong ví dụ này có 3 tầng và 1 tum và sử dụng móng băng. Diện tích sàn tầng 1, 2, 3 là 50 m2. Tầng 2 và tầng 3 có thêm ban công diện tích 4m2 mỗi ban công. Tầng tum diện tích là 10m2 và đổ mái bằng; mái chéo có diện tích 6 m2; sân trước 16m2.
Diện tích xây dựng của các phần sẽ được tính như sau:
+ Móng nhà: móng băng tạm tính là 50% diện tích tầng 1 = 50 (m2) x 50% = 25 (m2)
+ Tầng 1: tính 100% diện tích = 50 (m2)
+ Tầng 2: bao gồm diện tích của tầng 2 và ban công, tính 100% diện tích = 50 + 4 = 54 (m2)
+ Tầng 3: tương tự tầng 2 = 54 (m2)
+ Tầng tum tính 100% diện tích = 10 (m2)
+ Sân: bao gồm sân thượng và sân trước, tính 50% diện tích = (50 – 10 + 16) x 50% = 23 (m2)
+ Mái: bao gồm mái bằng của tum và mái chéo của ban công, mái bằng sẽ tính 50% diện tích, còn mái chéo ban công là mái bê tông cốt thép dán ngói thì tình 100% diện tích. Diện tích mái = (10 x 50%) + (6 x 100%) = 11 (m2)
Vậy, diện tích xây dựng = (50 + 54 + 54 + 10) + (25 + 23 + 11) = 227 (m2)
Nhân với đơn giá trên mỗi mét vuông của các gói xây dựng trọn gói, ta sẽ có giá thành xây dựng căn nhà 3 tầng 1 tum như trên sẽ là:
+ Nếu là nhà phố 1 mặt tiền, đơn giá xây dựng sẽ từ 5.200.000đ/m2 – 6.000.000đ/m2, tổng giá thành sẽ trong khoảng 1.180.400.000đ – 1.362.000.000đ.
+ Nếu là nhà phố 2 mặt tiền, đơn giá xây dựng sẽ từ 5.500.000đ/m2 – 6.500.000đ/m2, tổng giá thành sẽ trong khoảng 1.248.500.000đ – 1.475.500.000đ
+ Nếu là nhà biệt thự, đơn giá xây dựng là 6.900.000đ/m2, tổng giá thành sẽ là 1.566.300.000đ
3. Các yếu tố làm tăng chi phí xây dựng
3.1. Số lượng mặt tiền
Như ví dụ đã phân tích bên trên, chúng ta thấy được là tùy vào kiểu nhà, số mặt tiền mà đơn giá xây dựng cũng thay đổi tương ứng, càng nhiều mặt tiền sẽ càng tốn kém chi phí trang trí và hoàn thiện. Trung bình với mỗi mặt tiền tăng thêm sẽ làm cho đơn giá trung bình của căn nhà tăng khoảng 300.000đ/m2.
Nhà biệt thự nhiều mặt tiền, trang trí phức tạp nên có chi phí rất cao
3.2 Các họa tiết trang trí
Việc trang trí phức tạp đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và những vật liệu đắt tiền. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí xây dựng, tùy theo mức độ phức tạp của công trình mà chi phí hoàn thiện có thể tăng thêm đến 30%.
3.3. Nền móng công trình
Các công trình xây dựng trên những vùng đất yếu phải tốn thêm chi phí xử lý nền móng, cách phổ biến nhất là ép cọc bê tông thường có chi phí cả cọc ép và nhân công là 170.000đ – 250.000đ/mét cọc. Điều này khiến cho tổng chi phí của công trình có thể tăng thêm từ 20 – 50 triệu đồng. Cũng có phương án rẻ hơn là đóng cọc tre nhưng hiện nay ít được sử dụng do tuổi thọ ngắn và không chắc chắn bằng cọc bê tông.
Ép cọc bê tông là phương án xử lý thông dụng và chắc chắn nhất
3.4. Điều kiện thi công
Điều kiện thi công thuận lợi sẽ giúp nhà thầu nhanh chóng thực hiện công việc, từ đó gia chủ có thể tiết kiệm được từ 10 – 15% chi phí xây dựng . Đơn giản như các công trình ven đường lớn sẽ dễ tập kết các máy móc cồng kềnh, xe chuyên chở vật liệu và rác thải đi lại thuận tiện. Nhưng tại các ngõ, hẻm nhỏ thì việc cơ giới hóa khó thực hiện hơn mà chủ yếu phải dựa vào sức lao động của con người cùng các máy móc nhỏ, việc chuyên chở vật liệu và phế thải cũng phải chia thành các xe cải tiến hoặc xe thồ nhỏ hơn. Khu vực đô thị cũng yêu cầu xe vật liệu chỉ được hoạt động về đêm và công trình xây dựng phải được che chắn kỹ càng cũng khiến chi phí tăng lên so với khu vực nông thôn.
Ngõ nhỏ sẽ làm phát sinh chi phí do không tập kết được máy móc, phương tiện lớn
3.5. Thiên tai, dịch bệnh
Đây là các yếu tố không lường trước được và khi xảy ra sẽ khiến việc thi công bị tạm dừng, kéo dài thời gian xây dựng làm phát sinh nhiều chi phí cho cả nhà thầu lẫn gia chủ. Đơn cử như dịch COVID – 19 lây lan khiến cho nhiều địa phương thực hiện giãn cách, toàn bộ các công trình xây dựng cũng như các hoạt động kinh tế khác đều phải dừng lại. Dịch bệnh là không thể tránh khỏi nhưng thiên tai có thể được hạn chế bằng việc lựa chọn thời điểm xây nhà tránh mùa mưa bão hàng năm.
Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn báo giá liên hệ ngay
Tư vấn 1: 0976885796 – Mr.Lâm
Tư vấn 2: 0904607112
Tư vấn 3: 0965687658 – Mr.Sơn
Website: https://suanhachuyennghiep.vn/
Youtube : https://www.youtube.com/