Khi nói đến các sản phẩm nhôm đúc phong cách Buckingham. Chúng ta thường nhớ đến những tòa lâu đài tráng lệ ở nước Anh mà cụ thể là cung điện Buckingham. Vậy phong cách này du nhập vào nước ta thời gian nào? Các sản phẩm nhôm đúc phong cách Buckingham phù hợp với lối kiến trúc nào? Hãy cùng CGA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Buckingham là phong cách trang trí có nguồn gốc từ nước Anh, du nhập vào nước ta từ thế kỷ 19 bởi người Pháp trong phong trào kiến trúc tân cổ điển (vẫn còn phát triển đến ngày nay). Cùng với quá trình hội nhập văn hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ từ sau Đổi mới, kiến trúc tân cổ điển đang là một trào lưu trong xây dựng cả chung cư cao cấp, nhà phố và biệt thự hiện đại tại nước ta từ những năm 2000. Không khó để có thể bắt gặp một công trình kiến trúc mang phong cách này ở bất kỳ tỉnh thành nào từ Bắc chí Nam, trong đó, đặc điểm dễ nhận biết nhất khi nhìn từ ngoài vào là những bộ cổng nhôm đúc, phù điêu nhôm đúc mang phong cách Buckingham. Chúng vừa thể hiện sự sang trọng, phong cách hoàng gia của công trình, vừa toát lên sự mạnh mẽ, uy quyền và bảo vệ vững chắc cho gia chủ.
Lại nói về quê hương của phong cách Buckingham. Cung điện Buckingham được xây dựng năm 1703 bởi John Sheffield – Công tước xứ Buckingham và Normandy thứ nhất. Đến năm 1761, nó được mua lại bởi vua George III và trở thành nơi ở chính thức của Hoàng thất Anh kể từ khi Nữ hoàng Victoria lên ngôi năm 1837. Từ đó đến nay, Buckingham đã không chỉ là nơi ở mà còn trở thành biểu tượng của Hoàng gia lâu đời và nổi tiếng bậc nhất trên thế giới.
Lấy cảm hứng từ cung điện Buckingham, các nghệ nhân tại CGA đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm cổng, phù điêu nhôm đúc mang phong cách này. Trong tất cả các loại hoa văn được sử dụng, quan trọng nhất và luôn được đặt ở vị trí trung tâm là bức phù điêu Sư tử và Kỳ lân – huy hiệu Hoàng gia của Vương quốc Anh kể từ năm 1603.
Về nguồn gốc ra đời bức phù điêu này. Theo một số trang mạng không chịu khó tìm hiểu nhưng vẫn đi chém gió thì bức phù điêu miêu tả cuộc chiến tranh giành vương miện giữa sư tử (lion) và kỳ lân phương Tây (unicorn) trong văn học dân gian Anh. Nhưng trên thực tế, đây là cuộc chiến tranh giành ngai vàng đã diễn ra thực tế trong lịch sử giữa các hoàng gia Châu Âu vào cuối TK XVI với kết quả cuối cùng là việc lên ngôi của vua James I tại Anh đồng thời là vua James VI tại Scotland. Kết quả cuộc chiến đã thống nhất hai vương quốc dưới sự cai trị của một vị vua và cho ra đời 2 huy hiệu Hoàng gia riêng biệt. Trong khi tại Anh, cuộc chiến giữa sư tử (đại diện cho Anh quốc) và kỳ lân (đại diện cho Scotland) được nhận định với phần thắng nghiêng về sư tử (nước lớn) và chỉ một mình sư tử được trao vương miện. Thì tại Scotland, cuộc chiến giữa kỳ lân với sư tử lại được nhìn nhận với góc độ một cuộc sáp nhập (cả hai cùng thắng) và cùng được trao vương miện.
Sự khác biệt giữa huy hiệu của Anh và Scotland
Chúng tôi xin phép hơi lan man sang vấn đề lịch sử. Đó là, cuộc đấu thú vị được minh họa bằng hai loài vật trên thực chất vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với phong trào đòi ly khai của Scotland khỏi Vương quốc Anh. Ví dụ sinh động nhất là cuộc trưng cầu dân ý tháng 9 năm 2014 về việc có độc lập khỏi Vương quốc Anh hay không? Kết quả của cuộc trưng cầu, phần thắng lại thuộc về sư tử Anh. Nhưng nó đã để lại một tiền lệ rất xấu cho cả nước Anh vì chỉ sau đó gần 2 năm, một cuộc trưng cầu dân ý khác diễn ra trên toàn nước Anh đã cho kết quả gây shock với chính Thủ tướng khi đó là David Cameron. Ông đã quá chủ quan trước kết quả cuộc trưng cầu dân ý Scotland, khiến cuộc trưng cầu Brexit năm 2016 được tổ chức một cách vội vã mà chưa tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hệ quả của quyết định cũng như trọng trách quan trọng trong lá phiếu của mình. Kết quả thì ai cũng đã rõ: Một “cuộc ly hôn” lùm xùm nhất trong thế giới hiện đại.
Chiếc huy hiệu thực tế tại cung điện Buckingham
Quay trở lại với các sản phẩm nhôm đúc phong cách Buckingham, kết hợp màu sơn đồng giả cổ sang trọng cùng chất liệu nhôm hợp kim bền bỉ, chắc chắn và câu chuyện tranh giành ngôi báu lịch sử diễn ra hơn bốn trăm năm trước, từng sản phẩm nhôm đúc Buckingham như nhuốm màu của thời gian, trường tồn cùng với công trình và là minh chứng từ đời này sang đời khác cho những huy hoàng của các gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, hình tượng sư tử – vua của muôn loài – mang trong mình lòng dũng cảm, sức mạnh như muốn bảo vệ cho gia chủ trước mọi thăng trầm, biến cố của cuộc sống kết hợp với hình tượng kỳ lân – một loài thần thú trong Công giáo – tượng trưng cho tình yêu trong sáng và hôn nhân chung thủy, mang phước lành và niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người.
Một mẫu cổng nhôm đúc Buckingham đẹp tại CGA
Nếu bạn đang ấp ủ xây dựng một công trình để đời truyền lại cho con cháu mang phong cách hoàng gia Châu Âu hoặc đơn giản là bạn đã chán chiếc cổng và hàng rào sắt cũ kỹ, hoen gỉ của nhà mình. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn trọn bộ những sản phẩm nhôm đúc phong cách Buckingham mới nhất hiện nay.