Trong ngôi nhà, có 2 căn phòng mà gia chủ hay sử dụng nhất đó là phòng tắm và phòng bếp. Tại sao lại nói vậy? Vì phòng tắm là phòng mà chúng ta thường xuyên vào đi vệ sinh (nhiều lần 1 ngày), tắm rửa (ít nhất 1 lần đi tắm, 2 lần đánh răng rửa mặt), giặt quần áo (nếu giặt tay hoặc máy giặt đặt trong phòng tắm). Nhà bếp trong cuộc sống hiện đại đầy bận rộn ngày nay, có thể chúng ta chỉ vào một lần trong ngày (nấu bữa tối, bữa sáng ăn ngoài, bữa trưa ăn ở cơ quan) nhưng lại là nơi chúng ta ở lâu, hoạt động rất nhiều (nhặt rửa rau, cắm cơm, xào nấu thức ăn). Còn phòng khách và phòng ngủ đơn giản chỉ là nơi chúng ta ngồi, nằm; không thực hiện nhiều hoạt động cho lắm.
Chính vì thế việc thiết kế không gian phòng bếp và phòng tắm khi xây nhà mới, sửa chữa là rất quan trọng. Thuận tiện hay bất tiện, cảm giác thoải mái hay bực bội khi sinh hoạt chủ yếu là ở hai căn phòng này sinh ra.
Một nhà bếp được thiết kế khoa học rất sạch sẽ và tiện dụng
Thiết kế nhà bếp thực sự rất quan trọng , nó là nơi có thể phản ánh chân thực chất lượng cuộc sống trong một ngôi nhà. Thiết kế bếp cũng rất khó, vì nơi này bao gồm quá nhiều chức năng cần phải tính đến : nước, điện, tủ chứa đồ, chiếu sáng, chống thấm, chống cháy, chống dầu bắn bẩn, quy hoạch khu chức năng và thiết kế đường di chuyển. Yêu cầu phải đẹp nhưng cũng phải tiện lợi. Điều đó không dễ dàng.
Bếp là căn phòng phản ánh không khí ấm cúng, sạch sẽ trong ngôi nhà. Tục ngữ có câu “Đàn ông quản nhà, đàn bà quản bếp”, đây là nơi chị em phụ nữ thường xuyên nấu nướng những món ăn ngon cho gia đình. Món ăn có ngon hay không, chế biến có nhanh chóng, thuận tiện hay không đều phụ thuộc vào thiết kế căn bếp. Nhưng đây thực chất là căn phòng phức tạp nhất trong ngôi nhà. Trong bếp vừa phải có chỗ để nồi niêu xoong chảo, dụng cụ; vừa phải có khu chế biến, rửa thực phẩm, bát đĩa. Bên cạnh đó phải có quầy bệ khô để băm chặt, thái; chỗ để cắm cơm, máy xay, lò vi sóng; ngăn tủ để thực phẩm, gia vị. Mỗi khu vực đều có nhiều yêu cầu riêng về công năng, đặc tính (ví dụ khu rửa cần làm chống thấm tốt, khu để gạo, mì tôm không được nằm ngay dưới bồn rửa, bình ga phải có một khoang chứa biệt lập nhằm đảm bảo an toàn,….)
Trong bài viết này, THỢ XÂY NHÀ ĐẸP sẽ bật mí cho bạn 20 chi tiết cần chú ý khi xây mới, sửa chữa nhà bếp. Tuy hơi dài nhưng nếu bạn đọc hết, đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu mà không có nhà tư vấn xây dựng nào khác tiết lộ đầy đủ như vậy!
1. Chiều cao của mặt bệ: có nghĩa là chiều cao của mặt bệ bếp được thiết kế cao hơn ở khu vực rửa và thấp hơn ở khu vực nấu ăn theo chiều cao của người sử dụng. Bằng cách này, bạn không cần phải cúi người khi rửa bát (mỏi lưng) và không cần nâng tay khi nấu ăn (mỏi vai). Đây là điều đặc biệt quan trọng vì người sử dụng bệ rửa, bệ bếp là người lớn tuổi và phụ nữ. Thiết kế hợp lý về chiều cao là một việc làm rất khoa học và nhân văn, đồng thời có thể thuận tiện và dễ sử dụng hơn.
Chiều cao bệ rửa, bệ bếp là thứ mọi người hay bỏ qua nhưng rất quan trọng
Tuy nhiên, cũng không nên thiết kế 2 bệ cao thấp với những bệ bếp có chiều sâu không lớn như ảnh dưới đây. Bởi vì mặt bệ đã không lớn mà chúng ta lại chia bậc như vậy vô hình chung lại càng làm diện tích tổng thể của bệ bếp trở nên bé hơn, gây bất tiện cho việc bố trí đồ đạc, xoong chảo. Với trường hợp bệ bếp bé như vậy (do diện tích phòng bếp chật chội) thì chúng ta nên tìm ra một số đo ở mức trung bình rồi làm bệ rửa và bệ nấu cùng một chiều cao. Như vậy sẽ sử dụng diện tích tốt hơn
Thiết kế như này chiều cao thì ổn nhưng bệ hơi bé
2. Ốp bếp không cần gạch có kích thước quá lớn Vì các khoảng tường lộ ra ở bếp thường nhỏ, ốp gạch nhỏ sẽ đỡ phải khoan cắt gạch nhiều. Tủ tường, hộc bệ bếp nên ốp gạch bên trong vừa sạch sẽ vừa tiết kiệm tiền làm tủ bếp (chỉ phải làm mặt tủ). Tuy nhiên, khu vực tường ngay sau bếp đun thì nên ốp gạch lớn vì khi đun nấu sẽ có nhiều vết dầu, mạch vữa quá nhiều gây khó khăn cho việc lau chùi.
Gạch ốp bếp không quá to nhưng phải bóng để dễ lau chùi
3. Không sử dụng gạch có kích thước quá nhỏ (dưới 15cm), gạch chống trượt có bề mặt nhám. Gạch chống trơn trượt đạt được hiệu quả khi lát sàn nhà tắm nhưng khi ốp hay lát bếp lại thực sự quá khó vệ sinh. Bạn nên chọn loại gạch càng bóng càng tốt để ốp tường, nền thì nên chọn gạch ít nhám và khi thì công cần làm mạch vữa càng nhỏ càng tốt.
Tuyệt đối không sử dụng gạch sần ốp bếp
4. Dù bố trí bếp như thế nào , nếu có điều kiện nên làm cửa trượt sẽ tiện lợi hơn cửa xoay. Lý do chắc ai cũng rõ là cửa trượt không tốn phần diện tích cho cánh của quay ngang, đỡ vướng víu hơn nhiều.
Về câu hỏi nên chọn ray treo hay ray mặt đất cho cửa trượt , chúng tôi chỉ nói rằng: ray treo cửa có giá đắt hơn nhưng không chắc chắn như ray mặt đất và có một chút nguy hiểm về an toàn (nhà có nhiều trẻ nhỏ hiếu động nên làm ray trượt âm sàn). Nhưng thiết kế ray treo cũng có cái hay là không có gờ rãnh trên sàn, thực sự thuận tiện cho việc lau dọn nhà;
Cửa trượt tiện dụng hơn cửa mở
Giá ray âm đất tương đối rẻ và chắc chắn hơn, những ai lo đường ray âm dễ ẩn bụi bẩn thì nên chọn ray âm đất siêu mỏng mặt lồi bằng nhôm, cũng rất tiện lợi. sạch sẽ và hợp vệ sinh.
5. Tủ nên làm nhiều vách ngăn chia thành nhiều khoang để tách riêng các khu vực để những đồ đạc, vật dụng khác nhau, tận dụng không gian thấp và không thuận tiện như dưới bồn rửa, bệ bếp, bệ chế biến. Bạn có thể làm một hoặc hai ngăn để đựng những vật dụng lớn như xoong nồi to, xô chậu ở phía bên dưới bồn rửa. Dụng cụ nhà bếp như thớt lớn để chặt, dao phay, chảo xào nên để ngay dưới bệ bếp để thuận tiện lấy dùng. Phần còn lại được làm thành các ngăn kéo đựng các loại dầu ăn, gia vị dự trữa (đường, muối, nước mắm) hay các dụng cụ lặt vặt như giẻ lau, … Thiết kế ngăn kéo giúp bạn không cần phải ngồi xổm xuống, cúi xuống tìm đồ. Ngay cả không gian bên trong cũng có thể được tận dụng tối đa, giúp bạn dễ dàng lấy và cất đồ hơn.
Tủ bếp phía trên nên bố trí ngăn chứa gia vị chính nằm ngay trên, phía bên cạnh bếp đun để thuận tiện cho việc với tay lấy khi đang nấu nướng (để xa chạy mệt đúng không), thiết kế chiều mở theo chiều cánh tay (ví dụ nếu ngăn tủ nằm phía bên phải bếp thì chiều mở là chiều từ trái sang phải).
6. Ở bếp nên có tối thiểu 4 ổ cắm điện và nên dùng cả hai dạng là 2 chân và 3 chân. Như hình dưới đây mỗi mặt ổ đều có cả 2 dạng lỗ cắm này. Ổ căm còn có công tắc để ngắt điện nhưng việc này là không cần thiết vì khi không sử dụng, tốt nhất là rút phích cắm ra khỏi ổ để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn về điện khi sơ ý.
ổ cắm nhà bếp không nên làm công tắc ngắt dễ gây chủ quan dân đến tai nạn
7. Không bố trí ổ cắm hoặc khu vực để các thiết bị điện nhà bếp sát bồn rửa. Vì khu vực bồn rửa thường xuyên ẩm ướt, việc thao tác cũng khó tránh khỏi nước bắn vào đồ điện gây hư hỏng hoặc tai nạn điện giật. Tốt nhất dành ra 1 chỗ có vách ngăn làm khu vực cắm điện đồ gia dụng bếp.
Khu vực cắm đồ điện trong bếp nên làm riêng, có vách ngăn
8. Nếu đặt tủ lạnh trong bếp thì phải lên kế hoạch trước vị trí, không những phải đủ diện tích mà còn phải tính đến sự thuận tiện và hợp lý của đường di chuyển. Tủ không được kê sát tường hoặc sát các đồ vật khác để thuận tiện cho việc tản nhiệt (tản nhiệt tốt tủ sẽ tiết kiệm điện). Không kê tủ ở nơi ẩm ướt hay cạnh bồn rửa. Không gian phải đảm bảo có thể mở cánh tủ dễ dàng mà không bị vướng (nếu sát tường thì tốt nhất là khi mở ra, cánh cửa tủ song song với tường).
Tủ lanhk kê cách tường, đồ vật khác để tản nhiệt tốt
9. Ngoài tủ lạnh, chẳng hạn như máy rửa bát, lò nướng, hoặc các thiết bị điện khác được lắp âm vào tủ nên kích thước cần phải được xác định trước, không có kích thước tiêu chuẩn cho các thiết bị này mà bạn phải xác định dựa trên kích thước máy, lò bạn sẽ mua hoặc đang có (mỗi hãng, model máy có kích thước khác nhau tuy nhiên nếu bếp nhỏ không nên mua máy quá to sẽ làm tủ, bệ bếp cồng kềnh rất vướng).
Lò nướng và máy rửa bát được tích hợp và hệ tủ
10. Nên có van khóa ở đường nước cấp cho nhà bếp. Vì đây là khu vực hay hư hỏng đường ống, vòi nước nên việc lắp van khóa sẽ thuận tiện cho việc sửa chữa. Không ai muốn treo lên tầng trên hay chui vào nhà kho để khóa nước khi cần sửa điện nước cả.
11. Nên lắp một bộ lọc thô nước cấp cho nhà bếp Vì đây chính là nước chúng ta sử dụng để nấu ăn. Lọc thô có thể lọc sạch các tạp chất như cát, rỉ sét, trứng côn trùng và các tạp chất khác. Nó được lắp đặt tại đường ống chính đầu vào nước nói trên, phía sau van chính, nó cũng có thể bảo vệ hiệu quả các thiết bị sử dụng nước khác nhau phía sau, chẳng hạn như máy lọc nước, bình nóng lạnh, máy giặt, vòi nước, v.v nếu chúng ta lắp các thiết bị này chung ống với nhà bếp. Cuối cùng, hãy nhớ vệ sinh bộ lọc trước thường xuyên.
Lọc thô đường cấp nước
12. Thiết kế vị trí của các đường ống cấp nước trước, sau đó mới thiết kế đến vị trí các đường ống thoát để đảm bảo tính hợp lý, tránh chồng chép đường ống.
13. Chất liệu của bệ bếp nên là đá vì nó cứng và bóng nên dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra phần bệ bếp tiếp xúc với chân tường nên ốp một gờ nhỏ để tránh nước thấm (hoặc nhủ trong ảnh dưới gia chủ chọn làm đá cong cho đẹp nhưng giải pháp này hơi tốn kém).
Bệ bếp có gờ chắn sát chân tường
14. Bệ bếp phải phẳng hoàn toàn. Không nên làm gờ chắn nước ở viền ngoài bồn rửa vì làm như vậy rất vướng khi nấu nướng và khó vệ sinh.
15. Tủ bếp nên làm đến sát trần nếu có thể. Vì nấu nướng sinh ra nhiều bụi mỡ, muội. Nếu tủ cách trần 1 khoảng thì đó sẽ là nơi tuyệt vời để các loại bụi bẩn bám lại, vừa mất vệ sinh vừa khó lau chùi.
Tủ bếp nằm cách trần là nơi hoàn hảo cho bụi bám
16. Rất nhiều gia chủ hiện đang phân vân không biết nên làm chậu rửa đơn hay đôi. Nhưng theo kinh nghiệm của Thợ xây nhà đẹp, bạn nên lắp chậu rửa đôi vì chậu đôi có thể rửa cùng lúc 2 loại rau khác nhau (như rau luộc và rau sống không ai rửa chung) hoặc một bên rửa rau, một bên sơ chế thịt cá sẽ không bị tanh.
Chậu rửa đơn đẹp nhưng bất tiện
17. Có một câu hỏi mà nhiều người còn đang tranh cãi là nên chọn vòi kiểu tay gạt lên hay xoay ngang. Câu trả lời là nên chọn loại xoay ngang vì van xoay gạt ngang rất nhẹ và ít bị kẹt như kiểu gạt lên. Nhiều gia chủ khi sử dụng rất khó chịu với van gạt lên vì khi chúng bị kẹt, họ thường không đóng hết vòi nước những lúc vội vã (điều này gây lãng phí nước).
Van gạt tiện nhưng hay bị kẹt
18. Trong nhà bếp nên bố trí ít nhất 2 chiếc đèn. Tại sao lại là 2?
Vì một chiếc là đèn chung cho căn bếp, nhưng phía trên chậu rửa, khu vực chế biến đồ tươi sống nên có thêm 1 chiếc đèn để nhìn cho rõ khi rửa bát, rau (xem đã sạch chưa) và khi thái thịt (thái cho đẹp)
19. Nên có van cổ ngỗnghoặc van 1 chiều ở đường xả chậu rửa. Hẳn nhiều khi bạn ngửi thấy mùi từ cống bốc lên bồn rửa bát rất khó chịu. Nếu có van cổ ngỗng hoặc van 1 chiều, điều đó sẽ không xảy ra nữa.
Van 1 chiều tránh mùi hôi từ cống xông lên
20. Không nên làm trần thạch cao ở bếp. Vì bếp là nơi hay ẩm ướt, không khí ẩm bốc lên sẽ gây mốc trần thạch cao. Trần nhà bếp cũng nên làm càng phẳng càng tốt tránh bụi bẩn bám.
Trần gồ ghề, không phẳng dễ bám bụi
Kết luận: Qua bài viết trên, Thợ xây nhà đẹp giới thiệu với bạn 20 điều cần lưu ý khi xây mới, sửa chữa nhà bếp. Đây là những kinh nghiệm đúc kết qua nhiều năm làm nghề của chúng tôi. Tất nhiên với điều kiện thực tế để đảm bảo đúng với tất cả các yêu cầu là rất khó. Nhưng việc thiết kế nhà bếp tuân thủ tối đa các nguyên tắc khoa học sẽ làm cho căn bếp của bạn thực sự tiện lợi, tạo tâm lý thoải mái khi sử dụng.
Bài viết đã quá dài nên nếu Thợ xây nhà đẹp sẽ làm một bài riêng về những lưu ý khi sửa nhà vệ sinh, mời quý vị đón đọc Tại đây.
Nếu quý vị có nhu cầu sửa nhà bếp đẹp, hãy Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.
Thợ xây nhà đẹp – Đã xây là đẹp