Sân thượng luôn là vấn đề đau đầu của nhiều gia chủ vì xử lý đi xử lý lại dùng đủ mọi cách như quét sơn, quét xi măng, đến cả quét nhựa đường vẫn cứ bị thấm. Tình trạng thấm dột như vậy ảnh hưởng rất tệ đến chất lượng bê tông trần sàn, làm phồng rộp sơn, mục trần thạch cao gây mất thẩm mỹ. Vậy phải làm sao để giải quyết tình trạng thấm như vậy. Hãy cùng Thợ xây nhà đẹp tìm hiểu các bước thi công chống thấm trần nhà, sân thượng của chúng tôi theo công nghệ Australia. Công nghệ này có giá thành rẻ hơn nhiều phương pháp khác nhưng mang lại độ bền lớp chống thấm vượt trội lên đến 20 năm.
Thấm sân thượng khiến trần bên dưới mọc thạch nhũ trông rất “nên thơ”
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu vì sao các phương pháp thô sơ như quét xi măng, nhựa đường lại không có tác dụng: Sân thượng là nơi thường xuyên chịu tác động của ánh nắng mặt trời cũng như mưa ẩm. Vì vậy nên việc thay đổi nhiệt độ bề mặt bê tông diễn ra liên tục làm bê tông bị shock nhiệt, co giãn liên tục cây ra các vết nứt nhỏ trên bề mặt. Từ đó nước len lỏi qua các vết nứt này, theo thời gian nước dần len lỏi thấm xuống bề mặt bê tông bê dưới chính là trần nhà gây phồng rộp. Các loại vật liệu như xi măng hay nhựa đường đều không thể đảm bảo chống thấm vì xi măng có tình giòn cao, còn dễ nứt hơn bê tông. Nhựa đường thì lại quá mềm khi ở nhiệt độ cao (khi bị nắng chiếu), không khí trong bê tông giãn nở thành bong bóng dẫn đến “rách” lớp màng chống thấm.
Vì vậy, vật liệu chống thấm sử dụng trên sân thượng phải đảm bảo các yếu tố:
1. Đảm bảo cho bề mặt bê tông “thở” (thoát khí từ trong bê tông ra), tránh ứng suất bề mặt tăng cao do áp lực hơi
2. Bề mặt chống thấm phải nhẵn, không hình thành bọt khí hay vết loang
3. Độ bám dính với bê tông phải thật tốt
4. Chịu được nhiệt độ cao, chịu được ăn mòn của nước mưa, chịu được tia cực tím trong ánh sáng mặt trời
5. Chịu được dịch chuyển của khe nứt từ 0,2 --> 0,3 mm. Chịu được sự co giãn của bê tông.
Với những yêu cầu trên, phương pháp sử dụng loại màng đàn hồi gốc xi măng có hiệu quả cao nhất, dần thay thế phương pháp “Màng khò nóng”.
Quy trình thi công chống thấm tại Thợ xây nhà đẹp như sau:
1. Chuẩn bị bề mặt:
Chuẩn bị bề mặt rất quan trọng để đạt được chất lượng cao nhất.
Sửa chữa các chỗ hư hỏng trên bề mặt như vết rỗ bê tông, rỗ bọt khí, … , làm sạch và tiến hành trát vữa chống thấm để có bề mặt phẳng.
Vệ sinh bề mặt rất quan trọng trong chống thấm
Tẩy sạch dầu mỡ, chất chống dính khuôn (khi đổ bê tông), vụn xi măng, các chất bẩn khác. Sau đó dùng máy mài ướt hay máy rửa áp lực đánh lại bề mặt cho thật sạch.
Tạo ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi sử dụng Fosmix
2. Cách trộn vật liệu:
Trộn vật liệu fosmix trong thùng bằng máy đánh có tốc độ khoảng 600 vòng/phút. Cho khoảng 75% Thành phần A (lỏng) vào thùng, kế đến chạy máy trộn và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
Tiếp tục trộn, cho toàn bộ phần còn lại của thành phần A vào nếu thi công mặt sàn, hoặc chỉ 1 phần nếu thi công mặt tường, trộn tiếp cho đều.
3. Thi công chống thấm:
– Quét vữa chống thấm Fosmix Flex 250 vừa trộn lên mặt sàn sân thượng, quét đều tay toàn bộ phần sàn và chân tường với định mức 1 Kg/ m2/lớp.
Quét hỗn hợp chống thấm với định lượng 1kg/m2
– Quét lớp thứ nhất, sau 2 – 3 giờ quét lớp vữa thứ hai, chiều quét vuông góc với lớp vữa thứ nhất cũng với định mức 1 Kg/ m2/lớp.
– Sau khi quét xong 2 lớp khoảng 3 giờ, tiến hành ngâm nước nghiệm thu trong thời gian 24 giờ, nếu không thấy trần nhà bên dưới ẩm hơn có nghĩa lớp chống thấm hoạt động tốt, tiến hành bàn giao.
Sau khi xử lý chống thấm bạn có thể trồng rau thỏa thích
Trên đây là quy trình xử lý chống thấm sân thượng tại Thợ xây nhà đẹp. Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần xử lý chống thấm xin vui lòng Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.